Trong thời đại hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay, nhiều người đang dần quan tâm hơn về văn hóa. Rất nhiều những giá trị về văn hóa được nhiều nước đã và đang gìn giữ, bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên, còn nhiều mới tìm hiểu về văn hóa còn khá bỡ ngỡ về khái niệm của nó. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những vấn đề xung quanh về nó để có thêm những hiểu biết cơ bản và cũng như tăng thêm vốn kiến thức cho bản thân.
Văn hóa là gì ?
Khái niệm về văn hóa được hiểu theo nhiều cách khác nhau theo như suy nghĩ của từng người. Tuy nhiên, chúng đều có những đặc điểm chung và những điểm tương đồng về những khái niệm của chúng. Sau đây, hãy cùng chúng ta đưa ra một số ý kiến và quan điểm về khái niệm văn hóa của một số người.
Văn hóa theo quan niệm của mỗi người là khác nhau
Theo UNESCO
Khái niệm văn hóa theo như định nghĩa của UNESCO được hiểu là tất cả những hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và ở hiện tại. Theo thời gian, hoạt động này dần dần hình thành nên những giá trị truyền thống và thị hiếu. Đây cũng là những đặc điểm riêng biệt để phân biệt và xác định của mỗi dân tộc, vùng miền và đất nước.
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh
Theo bác Hồ của chúng ta thì văn hóa được sinh ra bởi vì lẽ sinh tồn và mục đích của cuộc sống con con người, loài người đã dần dần hình thành và phát minh ra chữ viết, đạo đức, pháp luật, những dụng cụ sinh hoạt hàng ngày,…Toàn bộ những sáng tạo và những phát minh đó của con người chính là định nghĩa về văn hóa của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo Wikipedia
Theo như trang Wikipedia thì văn hóa được hiểu là tất cả những sản phẩm của con người và chính vì vậy mà văn hóa được hiểu ở hai khía cạnh đó chính là khía cạnh vật chất và khía cạnh phi vật chất.
Như vậy, văn hóa theo mỗi đối tượng khác nhau thì được hiểu theo nhiều cách khác nhau tuy nhiên ở mỗi khái niệm đều có những đặc điểm chung và phân biệt đến với những khái niệm khác.
Một số khái niệm khác về văn hóa ở nước ta
Vừa qua chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm của văn hóa. Bên cạnh khái niệm đó còn có rất nhiều các khái niệm khác liên quan, sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số khái niệm khác về vấn đề này.
Một số khái niệm khác của văn hóa được đề cập đến
Văn hóa ở Việt Nam
Từ khái niệm văn hóa nói chung mà chúng tôi đề cập ở bên trên thì văn hóa Việt Nam có thể hiểu đơn giản là những văn hóa chỉ có riêng ở Việt Nam, bao gồm trong đó là những giá trị vật chất và giá trị tinh thần được tạo ra ở con người trong quá trình sinh sống và lao động,…từ thời xa xưa trong quá trình hình thành và phát triển.
Văn hóa xã hội
Đây cũng là một trong những lĩnh vực thuộc đối tượng văn hóa tuy nhiên nó không được hiểu theo hướng tổng quát và bao quát như khái niệm văn hóa mà nó chỉ đề cập riêng đến xã hội. Ở Việt Nam thì văn hóa xã hội được hình thành và phát triển và hình thành lên xã hội chủ nghĩa.
Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp được coi như là văn hóa của bất cứ doanh nghiệp nào. Đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau thì đều có những đặc trưng riêng biệt khác, tùy vào những định hướng, hoạch định, mục tiêu, chiến lược của từng doanh nghiệp mà có những đặc điểm và giá trị văn hóa khác nhau.
Đặc trưng của văn hóa
Văn hóa có những khái niệm vô cùng đa dạng, sau đây hãy cùng chúng tôi về những đặc trưng riêng biệt của chúng để hiểu rõ hơn về lĩnh vực này nhé!
Văn hóa có tính hệ thống
Tính hệ thống của văn hóa chính là cốt lõi để liên hệ với những thành tố khác với nhau. Cũng nhờ có tính hệ thống mà văn hóa thực hiện được chức năng xã hội. Từ đó, văn hóa làm tăng độ ổn định của nó trong xã hội.
Văn hóa có tính hệ thống và những đặc trưng riêng biệt
Văn hóa có tính giá trị
Tính giá trị của văn hóa được thể hiện rõ nhất trong tất cả những đặc trưng của nó. Nhờ có tính giá trị mà văn hóa mang lại nhiều cho con người rất nhiều những giá trị về vật chất cũng như trong giá trị về mặt tinh thần trong đời sống xã hội
Văn hóa có tính lịch sử
Văn hóa phản ánh lên sự sáng tạo và phát huy không ngừng của dân tộc trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi loại hình văn hóa khác nhau đều có những tính lịch sử khác nhau, chính vì điều đó mà tạo nên được tính đa dạng trong mỗi loại hình. Nhờ có tính lịch sử mà văn hóa không ngừng được tái tạo bảo tồn và phát huy không ngừng.
Văn hóa có tính nhân sinh
Tính nhân sinh trong văn hóa được coi như một hiện tượng trong xã hội vì văn hóa được chính con người sáng tạo ra trải qua thời gian dài hình thành và phát triển không ngừng. Văn hóa cũng trở thành sợi dây liên kết giữa người với người.
Vừa qua chúng ta đã tìm hiểu về những vấn đề của văn hóa, mong rằng qua bài viết này mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. 365 Topic xin chào và hẹn gặp lại các bạn!