Từ ghép là gì? Cách nhận diện đâu là một từ ghép

Từ ghép là gì?

Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ Việt Nam được biết đến là một trong những nước có nhiều ký tự, định nghĩa, khái niệm cũng như các dấu câu phức tạp nhất trên thế giới. 

Khi đến với dân tộc Việt Nam, không chỉ có các bạn nước ngoài không hiểu hết nghĩa của các từ mà  thậm chí chính người dân Việt cũng không hiểu được và phân biệt được đâu là từ ghép, từ láy hay đâu là định nghĩa, đâu là khái niệm. Vậy từ ghép là gì? Có mấy loại từ ghép? Cách nhận diện một từ ghép trong tiếng Việt là như thế nào? Các bạn cùng đọc bài để biết thêm kiến thức về từ ghép nhé. 

Từ ghép là gì?

Con người sống trên đời cần trải qua các giai đoạn: sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già đi và biến mất thì mới có thể thì mới tạo thành được một thể thống nhất hoàn chỉnh được. Và đối với ngôn từ cũng vậy! Khi chúng ta đọc lên 2 từ “Từ ghép” đồng nghĩa với việc từ của chúng được ghép lại với nhau mới có nghĩa được. Vậy từ ghép là gì?

Hiểu một cách đơn giản từ ghép là các từ được ghép lại từ 2 từ trở lên mà có ý nghĩa thì mới được gọi là từ ghép. 

Ví dụ: Từ áo được ghép với từ quần thì ra áo quần, nghĩa của từ áo quần là vật dụng của con người hay sử dụng hàng ngày được khoác lên người giúp ấm hơn, mát hơn, tạo ra phong cách thời trang…Đó chính là một từ ghép có nghĩa.

Ngoài ra, từ ghép được biết đến nhiều hơn khi các nhà văn nhà thơ sử dụng nhiều trong văn học. Ở đây, từ ghép được tạo thành nhờ từ phức và từ láy nhằm diễn đạt một cách cụ thể, chi tiết và sinh động hơn về ngôn từ cũng như hình ảnh. 

Từ ghép là gì?
Từ ghép là gì?

Phân loại từ ghép trong tiếng Việt

Tiếng Việt ta mang đậm bản sắc dân tộc nên từ khi còn bé chúng ta đã học và hiểu biết được không ít về lượng từ của nước nhà. Ngôn từ của chúng ta hiếm khi pha trộn từ ngữ từ nước khác. Vì vậy, khi đọc lên mỗi người trong ta đều có thể hiểu được phần lớn ý nghĩa trong từng câu từ của từ đó. 

Tuy nhiên, đôi với loại từ ghép lại phức tạp hơn một tí vì nó có nhiều loại khác nhau. Đó là những loại nào?

Từ ghép có ý nghĩa độc lập – từ ghép đẳng lập

Khi nghe đến tên tiêu đề chắc hẳn chúng ta cũng một phần nào đó hình dung được ý nghĩa mà từ loại này muốn nhắn gửi. 

Từ ghép đẳng lập có nghĩa là các từ đều có nghĩa và không ai hơn ai, nghĩa của các từ cũng hơi tương tự nhau, tuy nhiên không phải từ ghép nào giữa các cấu tạo từ đều có nghĩa mà có thể từ trước có nghĩa từ sau lại không có nghĩa. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi sẽ lấy ra từng ví dụ cụ thể để giải đáp cho các bạn ngay dưới đây.

Về từ ghép đẳng lập mà trong đó các từ đều mang ý nghĩa độc lập

Ví dụ: Ăn uống: Ăn uống là một từ ghép đặc trưng nói về sự độc lập, bình đẳng giữa các nhân tố với nhau. Nếu như ăn là phương thức cần con người hoạt động nhai nuốt vào miệng hàng ngày để nuôi sống bản thân thì uống cũng là một hoạt động phải có để giúp cơ thể người phát triển hơn. 

Về từ ghép đẳng lập mà trong đó một bên có nghĩa một bên thì không có nghĩa

Ví dụ: Ăn bám: Cũng như ví dụ trên ăn là hoạt động thường xuyên, liên tục đây được coi là phương thức duy trì sự sống cho con người còn từ bám lại không có nghĩa chỉ là từ dùng để bổ sung thêm nghĩa nói về một người nào đó suốt ngày chỉ biết ăn bám không biết cách làm việc, lười biếng.

Phân loại từ ghép trong tiếng Việt
Phân loại từ ghép trong tiếng Việt

Từ ghép phụ thuộc vào nhau – từ ghép chính phụ

Từ ghép chính phụ được hiểu là các từ phải bám víu, hỗ trợ nhau thì từ đó mới có nghĩa. Nói một cách dễ hiểu hơn là cấu tạo của tiếng trước sẽ là từ chính có nghĩa còn tiếng sau hỗ trợ vào làm sao cho cả từ tạo thành có nghĩa là một từ ghép.

Làm sao để nhận biết được đó là một từ ghép?

Tất nhiên, ai trong chúng ta ở đây đều đã từng học qua từ ghép và cũng biết được từ ghép là gì? Các bộ phận cấu tạo nên từ ghép và cách nhận diện của nó ra sao? Nhưng không phải ai cũng có khả năng biết được từ ghép hoàn chỉnh vì nó không đơn giản chỉ xem xét trên phương diện về nghĩa mà còn xét về quan hệ giữa nghĩa và âm của các từ nữa.

Thứ nhất, nếu như trong một từ cả hai cùng có quan hệ về âm và nghĩa thì nó được xem là từ ghép

Thứ hai, nếu như trong một từ cả hai vế đều không có quan hệ về âm và nghĩa nhưng nó lại thuộc trường hợp của các từ đặc biệt như: mì chính, xà phòng thì cũng được gọi là từ ghép.

Thứ ba, nếu như một vế có nghĩa chính, vế còn lại có nghĩa chỉ là hỗ trợ nhưng lại không có quan hệ về âm thì vẫn được xem là từ ghép 

Tầm quan trọng của từ ghép trong cuộc sống

Từ ghép giúp cho chúng ta dễ dàng hiểu ra được ý nghĩa của từng câu nói, lời văn, ý thơ một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Hơn nữa, từ ghép cũng một phần nào đó giúp bạn có thể diễn đạt ý kiến của mình một cách trôi chảy và mạch lạc hơn -> Tự tin vào bản thân mình hơn.

Tầm quan trọng của từ ghép trong cuộc sống
Tầm quan trọng của từ ghép trong cuộc sống

Trên đây là một số thông tin về một số kiến thức về từ ghép. Hy vọng, qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến từ ngữ ngôn từ của dân tộc Việt Nam đặc biệt là câu từ của từ ghép. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *