Với cuộc sống hiện đại ngày nay, con người chạy theo với guồng quay của công việc. Từ đó, tạo ra những áp lực cùng những cảm xúc tiêu cực mà bản thân không kiểm soát được. Vô tình làm cho bản thân đắm chìm vào những cảm xúc đó, không thoát ra được như cảm giác bất lực, tuyệt vọng, tự ti về bản thân,… có thể gọi đây là bệnh trầm cảm (căn bệnh của tâm thần). Vậy trầm cảm là gì? Qua bài viết này sẽ cho bạn thấy rõ được những biểu hiện của bệnh và cách khắc phục.
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm theo tên tiếng anh là Depression. Đây là căn bệnh tâm thần gây nên cho người bệnh những cảm giác buồn chán, thay đổi cách hành xử, khẩu vị thay đổi, cảm thấy vô dụng hay cảm giác tội lỗi quá mức, ngủ quá ít hoặc quá nhiều… Hiện nay, bệnh trầm cảm đang khá phổ biến xảy ra ở nam và nữ nhưng nữ có tỉ lệ cao hơn và không giới hạn về tuổi. Loại bệnh này khiến cuộc sống người bệnh trở nên khó khăn hơn và đem đến hậu quả khó lường trước được như: nghĩ quẩn tự tử,…
Chính vì vậy, chúng ta nên chú trọng việc nhìn nhận cảm xúc và những biểu hiện của người thân xung quanh mình. Mục đích để phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục bệnh.

Những dấu hiệu nhận biết trầm cảm
Trầm cảm có rất nhiều triệu chứng khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu mà chúng tôi gợi ý cho bạn, hi vọng sẽ giúp chúng ta có thêm kiến thức để phát hiện được căn bệnh của mình và có hướng điều trị hiệu quả nhất.
Cơ thể yếu dần
Khi bị trầm cảm sẽ khiến cho trạng thái cảm xúc của người bệnh chìm vào tiêu cực như: tuyệt vọng, chán nản, thường xuyên khóc một mình một cách vô cớ. Cơ thể của người bệnh dần giảm sút, suy nhược, thiếu sức sống trầm trọng. Thay đổi về mặt tâm sinh lý trong sinh hoạt hàng ngày.
Thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
Bệnh trầm cảm thường khiến cho giấc ngủ của người bệnh rối loạn, khó đi vào giấc ngủ, hay bị giật mình tỉnh giấc vào đêm khuya và không ngủ lại được. Còn một số người thường sẽ mơ thấy ác mộng làm cho họ tỉnh giấc dẫn đến thiếu ngủ.
Ngược lại, có nhiều trường hợp không điều chỉnh được chế độ giấc ngủ. Cho nên việc người bệnh ngủ quá nhiều cũng gây ra những tác động không tốt đối với cơ thể, cảm xúc, suy nghĩ của người bệnh.

Thiếu tính tập trung
Đây cũng là triệu chứng hay gặp ở người mắc bệnh trầm cảm mà chúng ta thường hay không quan tâm đến. Người bệnh gặp khó khăn trong việc chú tâm làm việc, trí nhớ giảm dần, Không sắp xếp được suy nghĩ của mình một cách logic. Chính vì vậy, năng suất, chất lượng làm việc của họ cũng sa sút và kém hiệu quả.
Hạn chế giao tiếp
Đa phần người có dấu hiệu của bệnh trầm cảm họ thường khép kín bản thân, ngại giao tiếp. Không thường xuyên chia sẻ câu chuyện của mình với người khác. Họ làm những gì họ muốn, có thái độ thờ ơ với tất cả mọi người và hoạt động xung quanh cuộc sống của họ.
Có cảm giác bị ám ảnh
Người bị chứng bệnh trầm cảm hay bị ám ảnh về một hành động hay sự việc cụ thể đã xảy ra gây nên nỗi sợ và cú sốc về tâm lý nặng nề. Và hơn thế, là nỗi ám ảnh đó gây ra cho người bệnh cảm giác tội lỗi, day dứt, cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm
Trên thực tế, hiện nay không chỉ có những căn bệnh nguy hiểm như bệnh ung thư còn có những căn bệnh gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của con người. Vậy yếu tố nào dẫn đến căn bệnh trầm cảm?
Do tổn thương về tinh thần
Đây là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong việc điều trị của người bệnh. Về bản chất, nguyên nhân này do bệnh nhân bị tác động mạnh về thể chất lẫn tinh thần. Sự tác động này có những mức độ nặng nhẹ khác nhau nhưng nó ập đến bất ngờ nên tâm lý người bệnh không thích ứng kịp thời. Cho nên, theo thời gian nếu không phát hiện kịp thời nó sẽ chuyển từ căng thẳng, áp lực nhẹ sang trầm cảm.
Yếu tố khách quan
Trong sinh hoạt hàng ngày, người thường xuyên chịu quá nhiều áp lực công việc, gia đình, hiểu lầm, u uất mà không thể bộc bạch hay giải thích. Mặc dù những điều đó rất nhỏ nhưng được tích lũy hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và gây ra trầm cảm.
Phụ nữ đang mang thai và nuôi con nhỏ
Chắc hẳn, chúng ta đã bắt gặp nhiều bạn trẻ mang thai ngoài ý muốn. Bởi vì, điều kiện kinh tế và hoàn cảnh không cho phép. Mặt khác, những người này đang là thế hệ gen Z nên vẫn chưa chuẩn bị được tâm lý để làm mẹ. Do đó, dẫn đến tình trạng bị trầm cảm khi đang mang thai và sau khi sinh. Đặc biệt, đây là giai đoạn mang thai, hàm lượng hormone trong cơ thể luôn thay đổi gây ảnh hưởng tới tâm lý và cảm xúc của người mẹ. Bên cạnh đó, nó còn gây ra cho người mẹ sự tự ti về ngoài hình và sắc đẹp.

Giải pháp điều trị bệnh trầm cảm
Đối với bệnh trầm cảm sẽ có mức độ bệnh khác nhau mà có hướng điều trị phù hợp. Cụ thể có hai hướng điều trị cho các mức độ bệnh sau đây:
Bệnh ở giai đoạn nhẹ và vừa
Giai đoạn này được coi là mới hình thành và phát hiện sớm nên người bệnh chưa cần đến điều trị thuốc. Người thân nên dành cho người bệnh nhiều sự quan tâm, động viên và chia sẻ để giúp họ cởi mở hơn cũng như xoa dịu đi những nỗi lo lắng, sợ hãi đang ẩn dấu trong họ.
Giai đoạn nặng
Đối với giai đoạn này, chúng ta cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để thăm khám nhằm mục đích đưa ra hướng điều trị phù hợp. Thông thường người bệnh ở giai đoạn này phải dùng đến thuốc kết hợp trị liệu tâm lý từ bác sĩ.
Điều trị bằng phương pháp khác
Tùy vào mỗi đối tượng khác nhau, chúng ta cần lên giải pháp phù hợp để giúp người bệnh thuận lợi trong việc điều trị và nhanh chóng khỏi bệnh. Bao gồm những phương pháp sau:
- Hòa mình vào thế giới âm nhạc: âm nhạc là liều thuốc tốt nhất xoa dịu tâm hồn của người bệnh, bạn hãy lựa chọn những bản nhạc mang âm hưởng nhẹ nhàng, trầm lắng giúp tâm trạng tốt lên.
- Đọc sách: Nên cho họ đọc những cuốn sách về cuộc sống, về những câu chuyện tích cực. Ví dụ: sách hạt giống tâm hồn, đắc nhân tâm, tony cà phê và buổi sáng,…
- Tập thiền và Yoga: Với phương pháp này sẽ giúp họ có một cơ thể dẻo dai, linh hoạt, bình thản trong tâm hồn và không bị vướng bận vào những suy nghĩ tiêu cực.

Tóm lại, bệnh trầm cảm là một căn bệnh rất nguy hiểm nó có thể tước đoạt đi mạng sống bất cứ lúc nào. Hi vọng qua bài viết này của 365 Topic chúng ta sẽ có những kiến thức bổ ích về bệnh để giúp bản thân và những người xung quanh tránh được căn bệnh này. Chúc bạn sẽ có cuộc sống tươi đẹp hơn.