Tiếng Việt là một ngôn ngữ rất đa dạng và phong phú về từ loại, gây rất nhiều khó khăn cho người học. Góp phần làm nên điều đó ta không thể không nhắc đến tính từ. Vậy tính từ là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để trang bị kiến thức sử dụng tính từ thành thạo cho bản thân.
Tính từ là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, con vật, đồ vật, sự vật, sự việc. Tính từ là cùng với các thành phần khác trong câu làm rõ nghĩa và nổi bật cho các đối tượng được nhắc đến trong câu.
Trong tiếng Việt, tính từ thường đứng sau động từ hoặc trước danh từ mà nó bổ nghĩa.
Ví dụ: Hôm nay, bạn đẹp quá! (Tính từ đẹp quá thể hiện đánh giá của bạn với người đang nói chuyện, mang nghĩa tích cực, yêu thích, trầm trồ).

Tính từ khi kết hợp với phần phụ trước và phần phụ sau sẽ tạo thành cụm tính từ, nó mang đầy đủ đặc điểm, chức năng như một tính từ. Nhưng thường rất ít khi ta sử dụng các cụm tính từ đầy đủ, cụm tính từ rút gọn với tính từ và phần phụ đằng trước hoặc sau được sử dụng nhiều hơn.
Phần phụ đằng trước của tính từ thường là các từ: đã, sẽ, đang, vẫn, hãy, rất…
Phần phụ đằng sau thường là các từ: chỉ sự so sánh, vị trí.
Ví dụ cụm tính từ: đã nắng hơn hôm qua
Phân loại tính từ
Thông thường, tính từ được chia thành các nhóm cơ bản sau:
Tính từ mô tả
Khi ta nghe thấy tính từ, điều đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ của họ là một tính từ mô tả đặc điểm của đối tượng trong câu. Đó là những từ chỉ đặc điểm bên ngoài mà chúng ta có thể dùng ngũ quan nhận biết được.
Các tính từ nhóm này gồm từ chỉ kích thước ( to, nhỏ, rộng, hẹp,..), tuổi ( già, trẻ, cũ, mới…), hình dạng ( tròn, vuông, dài, ngắn,…), màu sắc ( đen, trắng, đỏ,…), nguồn gốc ( giàu, nghèo,…), chất liệu ( cứng, rắn, mềm,…)
Mẹo nhớ các tính từ trong nhóm này, bạn có thể nhớ câu sau: “Xấu bự già nua dáng tròn quay da đen thì gốc dân cày”
Ví dụ: Trên chiếc bàn màu vàng có một lọ hoa.
Cô ấy lớn lên trong một gia đình khá giả.

Tính từ chỉ trạng thái
Gồm các từ chỉ tình trạng của đối tượng trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Một số tính từ chỉ trạng thái: thư thái, mông lung, bồn chồn, lo lắng, náo nhiệt…
Ví dụ: Phố đi bộ cuối tuần rất náo nhiệt.
Bạn Mai lo lắng vì sắp đến giờ kiểm tra.
Tính từ chỉ tính chất
Khác với nhóm tính từ mô tả, các tính chất này chúng ta không thể chạm, cầm nắm cảm nhận bằng ngũ quan được được mà phải cần có thời gian tiếp xúc, tìm hiểu mới đưa ra được nhận định về đối tượng. Các tính từ nhóm này thường gặp như: xấu, tốt, nóng tính, lười, chăm chỉ, thú vị…
Ví dụ: Anh ấy là người tốt.
Trò chơi này rất thú vị.
Tính từ không tự thân
Tính từ không tự thân có bản chất là danh từ nhưng được chuyển loại và sử dụng như một tính từ. Nhóm này khi đứng một mình thì nó vẫn mang nghĩa như một danh từ, nhưng khi đứng cạnh các thành phần khác của câu nó lại mang nghĩa như một tính từ.
Ví dụ: Hà Nội mùa thu mang một vẻ gì đó rất thơ. (Rất thơ ở đây mang nghĩa mơ mộng, bay bổng, nhẹ nhàng). Nhưng khi từ thơ đứng một mình nó chỉ mang nghĩa đơn thuần là một thể loại trong văn học.

Cách sử dụng tính từ
Làm bổ ngữ hoặc vị ngữ trong câu để làm rõ nội dung của câu. Tính từ thường đứng cạnh từ mà nó bổ nghĩa cho.
Ví dụ: Trong cái tủ lạnh xám có một quả xoài. Tính từ “xám” làm rõ nghĩa cho hình ảnh cái tủ lạnh.
Không nên cùng quá nhiều tính từ để bổ sung cho một đối tượng, điều đó làm câu trở nên phức tạp và khó hiểu.
Ví dụ: Tôi có một cái áo mới rất đắt, màu đỏ, cực rộng và dài.
Luyện tập về tính từ
- Tìm tính từ trong số các từ/cụm từ sau:
Vui vẻ, cái bàn, tròn, nhiệt tình, cao cao, trong sáng, tủ lạnh, tức giận, quyển sách mỏng, ngã đau, buồn, đen xì, cái ghế, con trâu béo, cái bút, hoa hồng, ngôi nhà, hạnh phúc.
- Tìm tính từ trong các câu sau và cho biết nó thuộc loại nào?
Con chó rất trung thành với người chủ đã nuôi nó.
Bạn thích đọc quyển truyện tranh nào?
Hôm nay, đi chơi với anh chị rất là vui.
Cô ấy là một người ít nói.
Bài hát này là một cái gì đó rất Phan Mạnh Quỳnh.
- Viết một đoạn văn ngắn kể lại ngày hôm nay của bạn, trong đó sử dụng ít nhất 3 tính từ.
Hy vọng những chia sẻ trên đây về tính từ sẽ giúp bạn hiểu rõ và sử dụng nhuần nhuyễn tính từ hơn. 365 Topic chúc các bạn tự tin và chinh phục thành công ngôn ngữ này.