Thành ngữ là gì, đặc điểm của thành ngữ là gì? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ thế nào cho đúng? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Thành ngữ là gì?
Thành ngữ là tập hợp các từ ngữ có tình trừu tượng, thành ngữ không phải 1 câu, khi tách nghĩa của từng chữ trong thành ngữ ra thì không thể hiểu được ý nghĩa của thành ngữ.
Nghĩa của thành ngữ thường được hiểu theo hình thức so sánh, ẩn dụ,..ở trong từng ngữ cảnh phù hợp.
Ví dụ: Rán sành ra mỡ
=> Phân tích: Thành ngữ này sử dụng hình thức ẩn dụ, nhằm ám chỉ tính tiết kiệm quá mức, ki bo, kiệt xỉn. Tách từ cụm từ ra thì cộc lốc. Phải phân tích kĩ mới hiểu ý nghĩa của cả câu.

Phân loại thành ngữ?
Thành ngữ được phân loại thành 4 kiểu chính để dễ phân biệt và hiểu rõ bản chất hơn, cụ thể là:
Thành ngữ theo nguồn gốc
Do lịch sử hình thành và phát triển của nước ta bị ảnh hưởng nhiều bởi Trung Quốc, tạo ra 1 vết nứt hãy cho văn hóa Việt, vì thế mà thành ngữ cũng bị ảnh hưởng: Thành ngữ thuần Việt và thành ngữ gốc Hán.
Ví dụ về thành ngữ thuần Việt: Cưỡi ngựa xem hoa, đũa mốc chòi mâm son,…
Ví dụ thành ngữ gốc Hán: Cung kính bất như tòng mệnh ( ý nói cung kính không bằng tuân lệnh), thiết xử ma thành châm ( kiên trì – nỗ lực có ngày thành công )…
Thành ngữ theo thủ pháp tu từ
Thành ngữ theo thủ pháp tu từ thường dùng để so sánh, kết hợp các từ ngữ theo trình tự bất hợp lý nhưng nghe mượt tai,…chủ yếu sử dụng những thủ pháp như sau:
- Thành ngữ sử dụng đoản ngữ để so sánh: ăn như mèo, béo như lợn, dữ như hùm( dữ như cọp),..
- Thành ngữ đảo lộn trật tự các từ ngữ: Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván…
- Thành ngữ sử dụng cấu trúc đan xen để tăng độ sâu cho ngữ nghĩa: Ăn sung mặc sướng.

Thành ngữ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ,..,
Thành ngữ là những cụm từ có cấu tạo ngắn có thể gồm 3, 4 hoặc 5 chữ…hoặc nhiều chữ hơn. Ví dụ như là: Vô hoạn nạn, bất anh hùng; Uống nước nhớ nguồn, Cái nết đánh chết cái đẹp, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ,…
Thành ngữ có đặc điểm, tác dụng là gì?
Thành ngữ có những đặc điểm và tác dụng riêng, góp phần làm phong phú thêm ngữ pháp và văn hóa của người Việt ta, hãy cùng mình tìm hiểu nhé!
Đặc điểm của thành ngữ là gì?
Đặc điểm chính của thành ngữ chính là mặc dù được xây dựng trên các sự việc, sự vật cụ thể nhưng ý nghĩa lại sâu xa, mở rộng mang tầm khái quát.
Tác dụng của thành ngữ là gì?
Tác dụng của thành ngữ là biểu lộ được cảm xúc, tâm trạng, tâm tư, tình cảm của người nói, người viết giúp câu nói trở nên có cảm xúc hơn, bày tỏ cảm xúc 1 cách sâu đậm.
Ví dụ trong bài thơ của Hồ Xuân Hương có viết như sau:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Ở đây dùng thành ngữ “ bảy nổi ba chìm” là để chỉ sự bất ổn, nay đây mai đó, cuộc sống vất vả không có hồi kết của 1 cô gái hoặc 1 ai đó.

Đừng nhầm lẫn giữa thành ngữ và tục ngữ
Thành ngữ và tục ngữ là 2 khái niệm riêng biệt – khác nhau, nhưng cũng hay gây nhầm lẫn với nhiều bạn, vì thế mà việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ là rất cần thiết để hiểu đúng về văn học dân tộc và sử dụng đúng nơi, đúng chỗ nhằm tăng lên hình ảnh đẹp của văn học dân tộc.
Điểm giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ
Cả thành ngữ và tục ngữ đều phản ánh những tri thức, mong muốn, phê phán của nhân dân về một sự việc, hiện tượng nào đó trong thế giới khách quan. Được người dân sử dụng trong cả văn nói và văn viết. Thể hiện nền văn học của cả dân tộc Việt Nam.
Điểm khác nhau giữ thành ngữ và tục ngữ
- Về ý nghĩa: Thành ngữ thì được đúc rút thành 1 khái niệm, còn tục ngữ thì được trình bày – diễn rải thành 1 phán đoán.
- Về hình thức ngữ pháp: thành ngữ không được coi là 1 câu hoàn chỉnh, 1 thành ngữ chỉ tương đương với 1 từ, còn 1 tục ngữ là 1 câu hoàn chỉnh có đầy đủ ngữ pháp. Vì thế mà người ta gọi là “câu tục ngữ” chứ không ai gọi là “câu thành ngữ”, cách gọi đúng chỉ là “thành ngữ”. Ngoài ra cả 2 thường không có vần, nếu có vần thì thành ngữ reo vần lưng, còn tục ngữ giao vần cách và vần liền.
- Về nội dung ý nghĩa: Thành ngữ được thừa nhận là có chức năng giáo dục, chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ, còn thành ngữ chỉ có chức năng thẩm mỹ.
Bài viết vừa rồi đã làm rõ nhất có thể “thành ngữ là gì?” cho các bạn, hãy luôn sử dụng thành ngữ đúng nơi, đúng chỗ để thể hiện được nét đẹp của thành ngữ, thường xuyên sử dụng, bảo vệ và phát huy giá trị của thành ngữ cũng chính là ghi nhớ công ơn của ông cha chúng ta. 365 Topic cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết.