Stress là gì? Làm sao để thoát khỏi tình trạng Stress?

Stress là gì?

Stress là trạng thái tâm lý, thần kinh của chúng ta đang bị căng thẳng và áp lực. Đây là hệ quả của việc suy nghĩ , tập trung quá nhiều vào một vấn đề nào đó và khi nó không đạt kết quả như chúng ta mong đợi. Hiện tại Stress đang có chiều hướng gia tăng ở độ tuổi trẻ vị thành niên và người lao động. Vậy nguyên nhân do đâu, làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này? Hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

Stress là gì?

Stress đang là tình trạng đang gặp phải trong xã hội hiện nay. Về bản chất đây là cách thể hiện của những người đang có suy nghĩ tiêu cực trước áp lực của cuộc sống, của công việc, học tập. Vì là thực trạng đang rất phổ biến trong xã hội hiện nay cho nên đối tượng nào, lứa tuổi nào đều cũng có thể bị. Trong nhiều trường hợp nếu như không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến trầm cảm, nặng hơn nữa là chính người đó sẽ từ bỏ quyền sống của mình.

Tuy nhiên, bên cạnh các tác động ảnh hưởng tiêu cực thì những căng thẳng này cũng được xem như là nguồn năng lượng thúc đẩy chúng ta trong quá trình làm việc.

Hầu hết ai cũng có khả năng bị stress nếu như chúng ta không biết cách tự điều hoà cảm xúc của mình, nhưng về mặt tâm sinh lý sẽ chia ra một số dạng đối tượng dễ bị căng thẳng và khó điều chỉnh nhất:

  • Những người bị suy dinh dưỡng, ốm yếu, còi xương,.. Đối tượng này hệ miễn dịch không được tốt, thiếu máu nên thường xuyên suy nghĩ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh.
  • Cuộc sống xung quanh không trong lành, thoải mái
  • Công việc bị dồn nén làm cho chúng ta cảm thấy bị căng thẳng, tự ti đối với những kết quả mình đang đạt được.
Stress là gì?
Stress là gì?

Những yếu tố tác động gây ra Stress

Stress là một trong những loại bệnh liên quan đến nhiều yếu tố tâm lý. Sự kết hợp của các yếu tố chủ quan và khách quan có thể làm cho tình trạng của bệnh nhân ngày càng trở nên phức tạp, trong nhiều trường hợp người bệnh tự tước bỏ đi cuộc sống của mình. Chúng ta có thể tham khảo một số nguyên nhân dưới đây, cụ thể:

Chấn thương tâm lý, tinh thần 

Tâm lý trẻ nhỏ hay người lớn đều chịu sự chèn ép từ những tác nhân bên ngoài. Đối với trẻ em nếu sống trong một gia đình thường xuyên cãi vã, bố-mẹ thường xuyên nhậu nhẹt chơi bời trực tiếp ảnh hưởng đến trí não và tâm lý của đứa bé đó, tuy nhiên với sự yêu thương, đùm bọc có thể được xem như là vị thuốc chữa lành căn bệnh này.

Áp lực từ công việc, cuộc sống

Ngày nay, với sự phát triển tiến bộ của những máy móc hiện đại sẽ đi kèm với nó là quá trình đào thải công nhân viên không đủ năng lực, yếu kém. Với đối tượng này, việc chạy đua năng suất công việc để giữ cho vị trí công việc luôn ổn định luôn khiến cho chúng ta mệt mỏi, chán chường, đặc biệt là công việc Sales- công việc đòi hỏi nhân sự phải có kỹ năng, chuyên môn vững vàng để có thể đứng trước làn sóng cạnh tranh này.

Áp lực từ công việc
Áp lực từ công việc

 

Tâm sinh lý bị thay đổi

Theo quan sát của những người có chuyên môn về Y học, “tâm bệnh” là một trong những loại bệnh có mức độ nghiêm trọng, dường như chúng ta không cảm nhận từ phía sâu trong luồng suy nghĩ của người đó đang nghĩ gì, là gì nhưng cần phải biết rõ được hậu quả của căn bệnh này đó là Stress. Những nỗi lo lắng về tiền bạc, sức khỏe, người thân hay những căn bệnh mang tính chất sống còn đều gây ra Stress và nếu như chúng ta không giữ cho tinh thần thoải mái để điều chỉnh tình trạng này thì chúng ta càng bị nghiêm trọng hơn.

Đang mang thai hoặc vừa sinh con

Tâm lý của người phụ nữ bị nhạy cảm nhất trong giai đoạn này. Đây là lúc hormon, nội tiết tố thay đổi khiến cho cảm xúc của người mẹ cũng không được ổn định. Thông thường, các trường hợp Stress nhưng được chẩn đoán là do mang thai hay vừa sinh con thường bắt nguồn từ việc họ chưa sẵn sàng tâm lý để làm mẹ hay thậm chí đang bị khó khăn về kinh tế nên khi sinh đứa bé ra cũng không biết làm từ đâu và lấy gì để trang trải cuộc sống bỉm sữa hàng ngày.

Stress khi đang mang thai hoặc vừa sinh con 
Stress khi đang mang thai hoặc vừa sinh con

Ngộ nhận từ cuộc sống hôn nhân

Hiện nay với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã kéo theo những suy nghĩ lệch lạc của chúng ta, đặc biệt là hôn nhân. Cho đến bây giờ vẫn đang nhiều người luôn tin tưởng cuộc sống hôn nhân là màu hồng, nhưng ngày nay tỷ lệ ly hôn ở các đôi vợ chồng trẻ xảy ra rất nhiều mà nguyên nhân chính đó là con cái và tiền bạc. Ly hôn là nguyên nhân gây ra áp lực cho tinh thần của chúng ta cho nên phải cân nhắc, chuẩn bị và tìm hiểu về cuộc sống hôn nhân để tránh cho những điều không tốt đẹp ập đến bất cứ lúc nào.

Một số cách khắc phục tình trạng Stress

Stress không còn là căn bệnh hiếm gặp như trước nữa, chính vì vậy mà những giải pháp giúp bạn có thể giải tỏa những áp lực, căng thẳng này cũng khá đơn giản, bạn có thực hiện ngay tại nhà, thực hiện mỗi ngày, dưới đây là các giải pháp để bạn cải thiện tâm lý ngày một tốt hơn nhé.

Tạo cho bản thân một tâm lý thoải mái

Khoa học đã chứng minh rằng không có liều thuốc nào có thể chữa trị tâm lý bằng động lực từ bản thân. Việc chúng ta tạo cho mình thói quen hài lòng những thứ mình đang có, mình đã đạt được qua mỗi ngày sẽ là nguồn động lực tích cực giúp chúng ta thay đổi suy nghĩ và cũng chính nó giúp bạn có thể vượt qua các rào cản của công việc.

Mỗi khi gặp các tình huống khó khăn, bạn nên hít thở thật sâu để lấy thăng bằng cảm xúc, điều tiết luồng suy nghĩ của mình đơn giản nhất có thể.

Tạo cho bản thân tâm lý thoải mái 
Tạo cho bản thân tâm lý thoải mái

Ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc

Chế độ ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc đóng vai trò rất quan trọng trong lúc bạn bị Stress. Chúng ta thường tạo cho mình sở thích như nghe nhạc, nấu ăn, đi du lịch,… khi đang mệt mỏi và điều đó chúng tôi cũng đang khuyến khích như vậy. Một chế độ ăn lành mạnh vừa giúp bạn hạn chế hấp thụ các chất độc hại trong thực phẩm vừa ngăn chặn các ảnh hưởng tới sức khoẻ như: mụn nhọt, lão hoá,…

Thiền định và Yoga

Thiền định và Yoga là những bài tập giúp bạn giảm thiểu những suy nghĩ tiêu cực, để chúng ta đưa ra những nhận định của vấn đề, bên cạnh đó cũng tăng cường sự dẻo dai, điều hoà hơi thở. Một số nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra việc chúng ta chăm chỉ thiền hoặc tập Yoga, tập thể dục mỗi ngày từ 20-30 phút là  có thể kiểm soát stress, đánh bay mệt mỏi, muộn phiền,…

Thiền định và Yoga 
Thiền định và Yoga

Stress mãn tính có nguy hiểm không?

Chúng tôi luôn khẳng định Stress là một loại  bệnh ảnh hưởng lớn tâm trạng của bệnh nhân, đặc biệt là bệnh Stress mãn tính. Hậu quả của nó để lại rất lớn vì bên cạnh ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của bệnh nhân nó còn liên quan đến những người xung quanh nữa. Stress nếu như không chữa trong thời gian gian bệnh sẽ nghiêm trọng hơn, có thể là trầm cảm và tự tử.

Tóm lại, căng thẳng và áp lực là tình trạng mà ai trong chúng ta cũng đều đối diện. Chúng ta cố gắng để chữa lành hay buông xuôi sẽ dựa vào quyết định của bạn. Hy vọng bài viết của chúng tôi cũng là một “vị thuốc” giúp bạn vượt qua những khó khăn trước áp lực của cuộc sống này bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *