OCD là gì? Bệnh phổ biến của những người hay suy nghĩ

OCD Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế 

Ngày nay với cuộc sống phát triển con người giao tiếp trực tiếp với nhau ít đi, các vấn đề về tâm lý diễn ra ngày càng gia tăng. Một trong số đó là bệnh OCD, vậy OCD là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời. 

OCD là gì?

OCD được viết tắt của 3 từ Obsessive Compulsive Disorder dịch sang tiếng Việt là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, một dạng bệnh mà nhiều người hiện nay mắc phải liên quan đến tâm lý. Thuật ngữ này để chỉ những người có ý nghĩ hành vi quá mức về các vấn đề xung quanh trong cuộc sống. Ví dụ khi bị ám ảnh với một vấn đề gì đó như sạch sẽ, các ý nghĩa về sạch sẽ luôn luẩn quẩn trong đầu họ, thúc đẩy họ làm những hành động để cưỡng chế sự ám ảnh đó (dọn nhà sạch bóng, rửa tay nhiều lần,…), làm sự ám ảnh của bản thân dịu bớt đi một khoảng thời gian ngắn. Những người mắc OCD nhận thức được những suy nghĩ và hành vi của mình là quá nhưng họ không kiểm soát bản thân ngừng chúng lại được.

OCD Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế 
OCD Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Tại sao một số người bị bệnh OCD?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh OCD, ở mỗi người trong mỗi thời điểm của cuộc sống có thể mắc OCD bởi nguyên nhân khác nhau. Theo chuyên gia về tâm lý học, dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu:

Yếu tố di truyền

Serotonin là một loại hoocmon trong não bộ điều chỉnh tâm trạng cảm xúc của con người, ảnh hưởng đến sự lo lắng của cơ thể, có liên quan đến một đoạn gen trong cơ thể. Trong gia đình, nếu có người mắc bệnh OCD thì khả năng những người có quan hệ huyết thống với họ bị bệnh rất cao.

Yếu tố môi trường sống

Người mắc bệnh OCD do bị ảnh hưởng bởi điều kiện sống, người thân xung quanh. Ví dụ như khi còn nhỏ bạn bị chịu một tác động rất lớn về mặt tâm lý như bị bạo hành, hay bị các bạn xung quanh hay chế giễu trêu chọc. Lúc nào trong bạn cũng lo sợ sợ bị người ta trêu đùa, lúc nào cũng cố gắng làm hài lòng mọi người, để ý đến ánh mắt của người xung quanh để mọi người quan tâm mình nhiều hơn, không mang mình ra làm chủ đề để mua vui, bàn tán.

Môi trường sống là nguyên nhân hình thành OCD
Môi trường sống là nguyên nhân hình thành OCD

Yếu tố sinh học

Do một tai nạn hay một nguyên nhân nào đó khiến thay đổi cấu trúc não bạn, điều khiển cơ thể, tạo ra những suy nghĩ ám ảnh và có những hành vi cưỡng chế các suy nghĩ đó.

Biểu hiện của bệnh

Như tên gọi của bệnh chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thì bệnh cũng có hai mức độ biểu hiện là suy nghĩ ám ảnh và hành động cưỡng chế

Suy nghĩ ám ảnh

Trong đầu người bệnh luôn xuất hiện các suy nghĩ, những tưởng tượng mà ta hay gọi là làm quá, gây ra những suy nhược về tinh thần. Điển hình của cấp độ này là như việc họ sợ dơ, sợ vi khuẩn vi trùng, sợ không được quan tâm, sợ làm đau người khác, cảm giác mình đã bỏ quên gì đó,…

Hành động cưỡng chế

Để làm giảm sự lo lắng hoài nghi của bản thân bạn sẽ có những hành động để ngăn chặn những thứ mình sợ xảy ra

  • Sắp xếp đồ đạc: Đồ đạc trong nhà bạn luôn phải sắp xếp ở vị trí nhất định, không được dịch chuyển dù chỉ là một cái lọ, các lọ gia vị phải xếp theo một chiều quay nhãn ra ngoài, tương tự với đồ trong tủ lạnh, tủ quần áo,…
  • Dọn dẹp: Bạn lau đi lau lại một vị trí rất nhiều lần,  mặc dù đã sáng bóng nhưng vẫn lau lại sợ bị sót chỗ nào đó chưa lau. Quá mức hơn là có những người còn dùng kính hiển vi để soi các vị trí đó lau cho sạch. Khi ra ngoài, luôn mang theo khăn và các lọ diệt khuẩn như cồn để lau các đồ vật trước khi sử dụng,…
Bệnh sạch sẽ một biểu hiện của người bị OCD
Bệnh sạch sẽ một biểu hiện của người bị OCD
  • Vệ sinh cá nhân: Bạn rửa tay phải đủ số bước và đúng thời gian khuyến cáo, rửa đi rửa lại nhiều lần để đảm bảo tay mình sạch sẽ, trong khi tắm hay đánh răng cũng vậy.
  • Kiểm tra nhiều lần: Bạn luôn lo sợ mình bỏ quên gì đó nên khi làm gì bạn cũng kiểm tra rất nhiều lần. Khi ra ngoài chơi, bạn lo sợ mình quên thứ gì đó nên kiểm tra đi, kiểm tra lại đồ đạc của mình, khẩu trang mang chưa, chìa khóa mang chưa, còn thiếu gì không,…

Làm sao để bản thân không bị OCD

Bệnh OCD gây tác động rất lớn đến cuộc sống của người bệnh và những người xung quanh, vậy làm sao để bản thân không bị OCD?

  • Thiết lập cho bản thân chế độ sinh hoạt hợp lý: ăn ngủ đủ giấc, tập thể dục thể thao thường xuyên,…
  • Giữ cho bản thân không quá căng thẳng trong trạng thái thoải mái vui vẻ là tốt nhất: Tạo niềm vui cho bản thân (ghi nhận những thành tựu nhỏ của bản thân có thể chỉ là việc giải được bài tập nhỏ), chia sẻ tâm sự những lo lắng của bản thân với những người bạn tin tưởng,…
  • Tiếp xúc với nguồn thông tin tích cực: Sự phát triển của mạng xã hội hiện nay, những thông tin chia sẻ rất đa dạng, tâm trạng của con người bị cuốn vào các nội dung trong đó, xem các nội dung tích cực vui vẻ sẽ khiến tâm trạng bạn tốt hơn.

Hy vọng với bài viết trên các bạn đã hiểu được OCD là gì? Cuộc sống ngày càng phát triển ngoài sức khỏe thể chất bạn cần quan tâm đến sức khỏe tinh thần để bản thân phát triển toàn diện. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *