Cạnh tranh là phương thức phát triển nhanh nhất của mọi doanh nghiệp. Trên đấu trường kinh doanh khắc nghiệt, mỗi doanh nghiệp đều có những chiến lược Marketing đỉnh cao chào mời khách hàng. Vậy để hiểu sâu rộng hơn về thuật ngữ và chiêu bài trên, mời quý độc giả cùng đồng hành với bài viết sau.
Marketing là gì?
Theo một số tài liệu ghi chép, thuật ngữ Marketing xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20 và được đưa vào Từ điển tiếng Anh năm 1944. Xét về mặt cấu trúc, thuật ngữ Marketing gồm có 2 gốc:
- “Market” có nghĩa là “cái chợ” hay “thị trường”.
- Hậu tố “ing” diễn đạt sự vận động và quá trình đang diễn ra của thị trường.
Qua những ngữ nghĩa trên, chúng ta cũng đã hình dung ra được “Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông”.
Dễ hiểu hơn, Marketing là chính là tiếp thị – Là phương thức phổ biến giúp kết nối với khách hàng. Nó tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu đề thu hút khách hàng đến với thương hiệu và duy trì mối quan hệ với họ. Từ đó, đem lại lợi nhuận tối cho của doanh nghiệp.

Ngành marketing là gì?
Là một nghệ thuật được ví như công cụ hỗ trợ thu hút khách hàng đối với doanh nghiệp, ngành marketing phải luôn được chú trọng đầu tư và song hành cùng với nhiều ngành, lĩnh vực khác để tạo nên nền móng cho sự phát triển trong kinh doanh hợp tác.
Marketing là ngành đào tạo phổ biến và được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng như: Đại học RMIT, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Báo chí và Tuyên truyền…

Ngành đào tạo nhằm cung cấp kiến thức về nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của khách hàng và thị trường, phân tích, đánh giá hành vi người tiêu dùng. Từ đó, lên chiến lược phù hợp nhất để tiếp thị thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đến đúng khách hàng tiềm năng.
Các loại hình Marketing phổ biến hiện nay
Ứng dụng các chiến lược marketing để phát triển doanh nghiệp là một xu thế tất yếu không thể thiếu trên thương trường khốc liệt ngày này. Tuy nhiên, các Marketer luôn cẩn thận và lựa chọn loại hình phù hợp nhất. Sau đây sẽ là một vài liệt kê các loại hình marketing phổ biến hiện nay
SEO
SEO (Search Engine Optimization) được hiểu là Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SERPs chính là SEO website là tập hợp các phương pháp giúp cải thiện thứ hạng của một website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
SEO phù hợp với việc nhằm để thu hút những khách hàng quan tâm đến một ngành nghề cụ thể thông qua việc nghiên cứu thông tin trên Google. Nó mang lại những lợi thế sau:
- Nhằm tăng khả năng hiển thị trên top google, các nhà chiến lược đã nghiên cứu từ khóa kỹ càng, chính xác và triển khai bài viết một cách chuẩn SEO nhất.
- Mang lại hiệu quả cao, và bạn không phải trả tiền để chạy quảng cáo (ngoại lệ SEO doanh nghiệp).
- Đây là nguồn traffic tự nhiên, bền vững từ số lượng lượt truy cập thực tế về cho website, tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng.
Website/ Blog Marketing
Blog Marketing là điều không thể bỏ lỡ, đây chính là kênh dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, trực tiếp truyền tải mọi thông tin liên quan đến doanh nghiệp như:
- Sản phẩm và kiến thức cần biết.
- Dịch vụ doanh nghiệp đang kinh doanh.
- Sự nổi trội riêng làm nên uy tín doanh nghiệp.
Website, blog được ưa chộng là phải đảm bảo được tiêu chí:
- Đẹp và bắt mắt khách hàng
- Màu sắc hài hòa
- Hấp dẫn người xem
- Đầy đủ các trang cung cấp thông tin cần thiết
Social Media Marketing
Đây chính thức là phương thức kết nối nhanh nhất, phổ biến nhất giữa khách hàng mà doanh nghiệp dựa trên những lợi thế về sự phát triển vượt bậc của người sử dụng mạng xã hội.
Ở Việt Nam có tới 76% dân số sử dụng Facebook, zalo có hơn 90 triệu người sử dụng. Ngoài ra, Linked, Instagram, twitter… cũng có lượng người dùng đông đảo. Vì vậy, các doanh nghiệp đã nắm bắt thời cơ trên và đưa ra chiến dịch Social Marketing nhằm thu hút khách hàng. Tại nên làn sóng viral cho sản phẩm và đưa khách hàng tiếp cận thương hiệu nhanh hơn.
Print Marketing
Báo chí, ấn phẩm là phương thức truyền tải thông tin lâu đời và cho đến nay đang phát triển mạnh mẽ. Đây là chiến lược được sử dụng bằng cách đưa các thông tin của doanh nghiệp để quảng bá thương hiệu. Cho khách hàng dễ tìm đọc và bắt gặp.
SEM
SEM – Search Engine Marketing là công cụ mang hình ảnh và sự hiện diện của doanh nghiệp tới khách hàng thông qua các công cụ tìm kiếm có sẵn ở các đường link. Loại Marketing này được gọi là Pay-per-click (PPC).
Khi Khách hàng có nhu cầu họ sẽ search từ khóa tìm kiếm sản phẩm. Những lần sau đó theo tâm lý khách hàng sẽ click vào những bài viết xuất hiện ở top đầu Google và chọn mua hàng ở đây. Như vậy là doanh nghiệp đã thành công từng bước trong chiến lược của mình.
Video Marketing
Với âm thanh sống động, hình ảnh đặc sắc video marketing là một nghệ thuật thu hút khách hàng hiệu quả. Ngày càng được cải tiến và phát triển mạnh mẽ như việc:
- Chèn vào quảng cáo youtube
- Thuê các tik toker view
- Quảng cáo trên các web, google
- Chia sẽ trên mạng xã hội
- Lồng ghép vào các MV, video ca nhạc, phim ảnh
Để có được những cảnh video thu hút ánh nhìn, đòi hỏi phải có sự đầu tư về độ dài, âm thanh, hình ảnh, kỹ xảo và có sự khôn khéo trong việc lông ghép sản phẩm tự nhiên, khách hàng dễ đón nhận.
Email Marketing
Đa số các khách hàng đều sử dụng email riêng và truy cập thường xuyên, chính về vậy Email Marketing là kênh có thể giúp doanh nghiệp gửi các thông tin trực tiếp đến các khách hàng tiềm năng như: thông tin sản phẩm, sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi…
Tuy nhiên, để tránh gây phiền cho khách hàng, chúng ta nên gửi có chọn lọc thông tin và giúp họ dễ tiếp cận nhất.
Brand Marketing
Quảng bá thương hiệu là một chiến lược mà các doanh nghiệp quan tâm nhất, có thể qua các cách như:
- Gây quỹ từ thiện
- Tài trợ cho các chương trình, sự kiện
- Tham gia triển lãm
- Làm Marketing ngay tại điểm bán.
Để khách hàng đến với thương hiệu, Brand Marketing có thể sử dụng nhiều phương thức như: kể chuyện, sáng tội nội dung riêng.. nhằm gây ấn tượng tốt, dễ khắc sâu về thương hiệu đối với khách hàng.
Vai trò của Marketing đối với Doanh Nghiệp
Trong xu thị trường phát triển rầm rộ ngày nay thì Marketing là một chiêu bài phát triển không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, nó mang lại những lợi thế sau.

Khách hàng chính là mục tiêu mà một doanh nghiệp tiếp cận, thu hút. Muốn khách hàng lựa chọn đồng hành, mua hàng. Đầu tiên chúng ta phải cho họ biết:
- Doanh nghiệp bán sản phẩm gì?
- Thông tin sản phẩm
- Chương trình khuyến mãi
- Quyền lợi của khách hàng
Khi thực hiện tốt nhiệm vụ truyền tải trên đến với khách hàng thì khách hàng mới biết và có thể đưa ra lựa chọn về sản phẩm của mình.
Marketing cân bằng lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Dựa vào các chiến lược Marketing mà các doanh nghiệp có sự cạnh tranh lành mạnh với nhau. Trợ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiết kiệm được chi phí, thời gian cũng như nâng cao sức cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp nhỏ cơ hội phát triển hơn thông qua việc chăm sóc khách hàng tận tình nhất bởi quy mô nhỏ.

Không chỉ tiếp cận khách hàng trực tiếp, hình thức online là một kênh tiếp xúc vô cùng hữu hiệu giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Nhờ chiến lược Marketing, các doanh nghiệp có cơ hội chăm sóc khách hàng kỹ và tốt. Liên lạc thường xuyên và gây dễ nhớ đối với khách hàng về thương hiệu. Tránh sự ngắt quãng và giữ chân khách hàng tiềm năng.
Marketing giúp tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi
Với đội ngũ nhân viên viên Marketing sẽ liên hệ và tương tác với khách hàng dễ hơn qua mọi phương tiện, dù không gặp trực tiếp nhưng doanh nghiệp vẫn gửi thông tin sản phẩm đến khách hàng. Dù không trao đổi trực tiếp nhưng vẫn gây cảm giác dễ chịu cho khách hàng và tư vấn cung cấp thông tin kịp thời.
Marketing giúp bán hàng
Đây là mục tiêu lớn các doanh nghiệp luôn hướng tới, là cách để tối ưu hóa lợi nhuận trên thực tế.
Marketing bằng những cách chào hàng hấp dẫn, thu hút hứng thú của người mua, kéo theo lượng đông đảo khách hàng an tâm sử dụng sản phẩm. Thông qua những kỹ năng quảng cáo sản phẩm, thu hút sự lắng nghe, quan tâm và chạm tới nhu cầu của khách hàng, làm họ chạm tới và chốt đơn mua hàng.
Marketing giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh
Khách hàng chính là nguồn lợi nhuận khổng của doanh nghiệp, khi khách hàng càng lớn lượng sản phẩm bán ra càng nhiều thì lợi nhuận càng cao.
Việc Marketing giúp cho doanh nghiệp vừa giữ được khách hàng tiềm năng vừa thu hút về khách hàng mới, làm cho thương hiệu ngày một uy tín và phát triển đi lên. Đẩy quy mô sản xuất lên cao, phát triển thị trường và doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.
Bài viết trên đã làm rõ hơn về marketing thông qua khái niệm, loại hình và vai trò của Marketing. Hi vọng bạn đọc sẽ có được những thông tin hữu ích trên hành trang của mình.