Logistics là gì và dịch vụ này ra đời đã đem lại cho doanh nghiệp những hiệu quả kinh doanh gì. Đây chính là một giải pháp hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, năng suất và hiện đại hơn. Đó là quá trình lập kế hoạch và thực hiện việc vận chuyển, lưu trữ hàng hóa một cách khoa học từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ.
Khái niệm trả lời cho câu hỏi logistics là gì
Ở một khía cạnh nào đó, Logistics có bản chất giống “hậu cận” – là tập hợp các bước chuẩn bị nhằm đảm bảo mọi quá trình diễn ra thuận lợi, từ đó đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, chúng ở phạm trừ rộng hơn với khái niệm được Điều 233 Luật thương mại quy định như sau:
“Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại thực hiện một hay nhiều công việc như: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng và các dịch vụ liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng sau đó hưởng thù lao.”

Phân biệt với chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng, hay còn gọi là Supply Chain là một hệ thống những tổ chức, hoạt động, con người, thông tin và các nguồn lực để vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp đến tay khách hàng. Trong khi đó, Logistics lại là một phần của quản trị chuỗi cung ứng, giúp tổng hợp và tối ưu hóa tất cả hoạt động với chức năng khác như marketing, kinh doanh, tài chính, công nghệ thông tin,…
Ngoài ra, chuỗi cung ứng chú trọng hơn đến hoạt động mua hàng (procurement) trong khi Logistics quan tâm đến chiến lược cũng như phối hợp giữa các hoạt động khác hơn.
Phân loại các loại hình dịch vụ logistics là gì
Dựa theo quá trình có 3 loại dịch vụ sau:
- Inbound Logistics: Dịch vụ này bao gồm hoạt động tiếp nhận và lưu giữ nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp đến các doanh nghiệp, đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất về giá trị, thời gian cũng như chi phí của quá trình sản xuất.
- Outbound Logistics: Dịch vụ này bao gồm hoạt động như kho bãi lưu trữ, phân phối sản phẩm đến nơi nhận như nhà bán buôn, bán lẻ, khách hàng,… sao cho tối ưu về địa điểm, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp cũng như người mua hàng.
- Reverse Logistics: Dịch vụ này bao gồm hoạt động của quá trình thu hồi lại sản phẩm lỗi, phế phẩm, phế liệu,… phát sinh sau khi phân phối để tái chế hoặc xử lý.
Khái niệm trả lời cho câu hỏi logistics là gì
Thuật ngữ 1PL, 2PL, 3PL, 4PL của logistics là gì?
Chắc hẳn ai tìm hiểu về Logistics đều sẽ thấy các thuật ngữ quen thuộc này. Cùng chúng mình tìm hiểu nhé.
1PL là người cung cấp hàng hóa (người gửi hoặc người nhận hàng)
Các công ty tự thực hiện hoạt động Logistics của mình khi họ sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác. Đây chủ yếu là những tập đoàn lớn trên thế giới với mạng lưới toàn cầu, có phương thức hoạt động phù hợp với từng địa phương.
2PL là người vận chuyển thực tế như hãng tàu, hãng hàng không, hãng xe tải,…
Ở hình thức này, công ty không sở hữu hoặc có đủ phương tiện cùng cơ sở hạ tầng nên sẽ thuê các dịch vụ bên ngoài cung cấp thêm Logistics.
3PL là người cung cấp giải pháp tổng thể của dịch vụ
Họ thường đảm nhận một phần hoặc toàn bộ công đoạn của chuỗi cung ứng. Cụ thể, doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thuê một công ty Logistics chuyên nghiệp để thực hiện các hoạt động. Đây là hình thức rất phổ biến và cũng chính là hình thức hoạt động của các doanh nghiệp vận tải hiện nay.
4PL là đơn vị tích hợp
Họ có chức năng tập hợp các nguồn lực, khả năng và công nghệ của mình để thiết kế, xây dựng và vận hàng các giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện. Tại đây, doanh nghiệp thuê đơn vị này để lo toàn bộ mọi hoạt động Logistics từ đầu ra, phân phối, quản lý, điều hành và vận chuyển.
Ngoài ra hiện nay, 5PL và 6PL cũng đang được nghiên cứu và phát triển để phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Tầm quan trọng và ý nghĩa trong nền kinh tế
Sở hữu một Logistics hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể khoản chi phí vận chính, tránh được trường hợp sản phẩm bị “đội giá” từ đó gia tăng mức lợi nhuận cho tổ chức cũng như bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng hơn.

Hiện nay, dịch vụ này đã trở thành một công cụ không thể thiếu và vô cùng quan trọng của mọi doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh. Đây cũng là một ngành nghề đem lại giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy nền kinh tế và giải quyết được vấn đề việc làm cho người dân.
Qua bài viết trên, 365 Topic đã giải thích chi tiết và đầy đủ nhất cho câu hỏi logistics là gì. Qua đó, ta cũng có thể thấy đây là công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp có nhu cầu cải tiến hiệu suất và lợi nhuận tổ chức.
Hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích qua những thông tin trên cũng như có thể ứng dụng trong những hoạt động kinh doanh – sản xuất của công ty và cá nhân.