Xã hội ngày càng phát triển kéo theo quy luật của cung và cầu. Khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao bắt buộc các nhà kinh doanh, sản xuất phải đưa ra các chiến lược hàng hoá để đáp ứng lại sự tăng trưởng nhu cầu sử dụng hàng hoá, dịch vụ của người tiêu dùng và ngược lại khi lượng cung cao hơn cầu, các nhà lãnh đạo kinh doanh cũng phải đưa ra các chiến lược phát triển để không dẫn tới tình trạng thua lỗ, phá sản.
Vậy lạm phát là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Lạm phát là gì?
Lạm phát không còn là thuật ngữ xa lạ trong đời sống hiện nay, tất cả lĩnh vực đều có thể xảy ra tình trạng này. Theo từ điển tiếng Việt, lạm phát có bản chất là sự gia tăng giá trị của hàng hoá, dịch vụ một cách liên tục và tại một thời điểm để có được mặt hàng đó người tiêu dùng phải bỏ ra một giá trị khác gấp nhiều lần để có được thứ đó.
Để hiểu một cách đơn giản, chúng ta có thể lấy một số ví dụ như sau:
Năm 2000, một ổ bánh mì thịt có giá là 3000 đồng, tuy nhiên đến 2012 cũng chiếc bánh như vậy nhưng mức giá tăng lên 30.000 đồng. Vậy so về mặt thời gian, giá trị của nó tăng 10 lần nhưng hình thức, nội dung không hề thay đổi.
Lạm phát có ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực trong đời sống con người: giáo dục, y tế, văn hoá- xã hội,… đặc biệt là về mặt kinh tế. Sự suy giảm giá trị của đồng tiền dẫn tới rất nhiều hệ lụy khi mà sức lao động của con người bỏ ra lại chỉ để mua một chiếc bánh mì được. Tại đất nước Zimbabwe, tình trạng mất cân bằng cung- cầu đang diễn ra khá là nghiêm trọng khiến cho Nhà nước cũng chưa tìm được cách xử lý. Để mua được 1kg gạo người dân phải chở nguyên 1 xe tiền, thậm chí tiền bị mang ra làm nguyên liệu đốt.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát
Sự mất cân bằng giữa cung và cầu là hiện trạng mang tính chất thời điểm, nó có thể là sự bộc phát tại thời điểm nào đó và được xử lý ngay lập tức nhưng nếu như để nó ấp ủ trong thời gian lâu mà không khắc phục sẽ để lại hậu quả rất là nghiêm trọng. Bất cứ sự bất thường nào cũng có nguyên nhân và hậu quả, lạm phát cũng vậy, một số nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát như sau:
Mất cân bằng giữa cung và cầu
Đây là một trong những nguyên nhân đầu tiên và sự tác động của nó cũng mạnh mẽ nhất dẫn tới tình trạng lạm phát. Chúng ta có hiểu một cách khái quát như sau, khi lượng mua hàng hoá quá nhiều đòi hỏi bên cung phải gia tăng số lượng nhân công, thời gian làm việc để đáp ứng sản phẩm nên người bán họ cũng đẩy giá trị mặt hàng ấy lên một mức cao nhất.
Nếu một chiếc bút hiệu Thiên Long bình thường có giá 4000 đồng, nhưng tại thời điểm bắt đầu năm học mới do số lượng người muốn sở hữu tăng lên khiến nhà máy sản xuất không kịp buộc họ phải thêm chi phí sản xuất và bán ra 1 chiếc bút có giá 6000 đồng, lãi 2000.
Do đó chúng ta hiểu theo cách dễ dàng nhất về lạm phát đó chính là sự mất giá của đồng tiền.

Mất cân bằng trong quy đổi tiền tệ
Một trong những điểm khác lớn giữa nguyên nhân 1 và nguyên nhân 2 đó là đối sự mất cân bằng trong quy đổi tiền tệ sẽ xảy ra tại các địa điểm giao dịch được phép đổi tiền như ngân hàng, cửa hàng vàng bạc được cấp phép,…Hiện nay, theo quy luật chuyển đổi tiền tệ trên thế giới sẽ không khuyến khích chuyển đổi tiền vì giá trị tiền sẽ dao động theo từng giờ nên nhiều khi sẽ không được như ý muốn.
Khi nhu cầu đổi tiền tăng cao sẽ xảy ra tình trạng các đơn vị có quyền in tiền ồ ạt dẫn tới tiền dự trữ luôn nhiều làm cho nhu cầu sử dụng tiền để mua sắm cũng tăng cao.
Mất cân đối trong nhập khẩu hàng hoá, sản phẩm
Đối với nhập khẩu, khi chúng ta đồng ý về việc sẽ sử dụng hàng hoá của nước khác trong lãnh thổ của mình đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ mua hàng giá cao trong trường hợp giá nhập khẩu tăng. Giá này có thể là do đánh thuế hoặc tại thị trường nước đó sản phẩm đó đang tăng giá nên khi được phân phối lại thì các bạn sẽ phải chịu mức giá cao hơn là điều bình thường. Khi mức giá quy định chung bị đội lên do giá nhập khẩu sẽ xảy ra hiện tượng lạm phát.
Mất cân đối trong xuất khẩu hàng hoá, sản phẩm
Xuất khẩu sẽ ngược lại với nhập khẩu. Nếu như nhập khẩu xảy ra lạm phát do giá thành hàng hóa tăng thì đối với xuất khẩu, việc tất cả hàng hoá sẽ tuồn ra nước ngoài dẫn đến việc hàng hoá trong nước bị khan hiếm, lúc này lượng cầu sẽ tăng hơn cung và lạm phát bắt đầu xảy ra.
Ví dụ đối với gạo, mặc dù là một trong những nước có sản lượng gạo nhiều nhất thế giới, tuy nhiên nếu như nhà nước không kiểm soát được lượng gạo được xuất đi lúc đó số gạo còn lại không đủ cung cấp cho dân số hiện tại.

Một số quy định về lạm phát theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tại Luật Việt Nam hiện hành đã quy định rõ ràng về nội dung lạm phát.
- Ngân hàng Nhà nước cần lên Kế hoạch cụ thể về mức độ lạm phát của từng năm, cần phải thống kê số liệu cụ thể và trình lên Chính phủ để phê duyệt.
- Sau khi nhận Kế hoạch cụ thể từng năm, Chính phủ phải trình lên Quốc hội Nhà nước Việt Nam để xem xét và phê duyệt.
- Bộ Công Thương, Bộ Tài chính phải quan sát nền thị trường, kinh tế nước nhà để ngăn chặn tình trạng lạm phát xảy ra và có cách xử lý kịp thời.
- Đối với các chính sách về tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phải theo dõi sát sao của các Ngân hàng Nhà nước nói chung và Ngân hàng nói riêng.
Lạm phát dẫn đến những hệ quả gì?
Nhìn chung, nếu xét theo phương diện bên ngoài thì lạm phát sẽ dẫn tới những hệ quả mang tính chất tiêu cực, tuy nhiên xuất phát từ bản chất là sự tác động của quy luật cung cầu nên nó cũng có một số điểm tích cực như sau:
Về mặt tích cực
- Kích thích, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, hạn chế được tình trạng thất nghiệp xuống mức tối đa nhất.
- Nhu cầu mua sắm tăng, GDP đầu người cũng tăng theo nên cuộc sống của người dân ổn định hơn, không còn phải lo lắng về các vấn đề cơm, áo, gạo, tiền,..
- Tạo điều kiện cho Nhà nước mở các kênh tiêu thụ sản phẩm, kích thích đầu tư ở trong và ngoài nước, từ đó các hoạt động thương mại trở nên nhộn nhịp hơn.

Về mặt tiêu cực
- Khi xảy ra tình trạng lạm phát nó sẽ kéo theo sự thay đổi của tất cả các lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Văn hoá- Xã hội,..Lạm phát chính là sự sụt giảm về giá trị kinh tế nên đối với Y tế có thể các chi phí khám chữa bệnh sẽ tăng cao hơn, giáo dục thì tiền cơ sở vật chất-hạ tầng, sách vở cũng tăng theo.
- Lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người lao động. Về mặt tích cực nó sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động nhưng nếu năng suất tăng nhưng thu nhập không tăng thì cuộc sống của người dân cũng không thay đổi nhiều được.
- Bên cạnh đó, lạm phát còn ảnh hưởng đến hoạt động thương mại, buôn bán, trao đổi hàng hoá.
Biện pháp ngăn chặn tình trạng lạm phát
Lạm phát cần được phát hiện và ngăn chặn kịp thời khi có các vấn đề sai phạm xảy ra. Vậy để xử lý, tránh sự tác động tiêu cực của lạm phát chúng ta có thể xây dựng một số biện pháp sau:
- Hạn chế việc phát hành tiền khi không có Kế hoạch.
- Kêu gọi vốn từ nước ngoài, vay viện trợ.
- Biết cách quan sát hoạt động giao thương trên thị trường, từ đó dựa vào thực tế vấn đề đang gặp để đưa ra hướng xử lý cho phù hợp.
- Giảm thuế như thuế xuất- nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân,..

Trên đây là một số nội dung về Lạm phát mà 365 Topic chúng tôi đã cập nhật tới bạn, hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin thật bổ ích để có những cách nhìn nhận đúng đắn nhé.