Hoán dụ là gì? Phân loại các kiểu hoán dụ cùng một số ví dụ cụ thể

Hoán dụ là biện pháp tu từ có tính gợi hình gợi cảm cao

Các biện pháp tu từ không chỉ giúp cho bài văn thêm độc đáo, sáng tạo mà còn làm tăng thêm phần mềm mại, uyển chuyển và sinh động cho lời văn, lời thơ. Một trong số những biện pháp tu từ có tính chất gợi hình gợi cảm cao là biện pháp nghệ thuật hoán dụ. Vậy hoán dụ là gì? Có mấy kiểu hoán dụ. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.

Khái niệm hoán dụ 

Hoán dụ là một trong số các biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng khá nhiều trong văn học, đồng thời là một trong hai phương pháp quan trọng để mở rộng vốn từ và tăng tính đa dạng trong ngôn từ Việt Nam, bên cạnh ẩn dụ.

Định nghĩa “hoán dụ” trong từ điển tiếng Việt: là biện pháp gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với từ đó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ trong câu: 

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

                                                         (Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử)

Hoán dụ là biện pháp tu từ có tính gợi hình gợi cảm cao

Hoán dụ là biện pháp tu từ có tính gợi hình gợi cảm cao

Trong câu thơ, hình ảnh “mặt chữ điền” là hình ảnh hoán dụ cho hình ảnh người thiếu nữ nơi thôn quê Vĩ Dạ mà nhà thơ Hàn Mặc tử thầm thương nhớ, làm tăng thêm sức gợi hình và nhấn mạnh vào vẻ đẹp mộc mạc, chất phác, đôn hậu của người phụ nữ vùng sông nước.

Phân loại hoán dụ 

Có bốn cách phân loại hoán dụ cơ bản. Đó là: lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

Khi áp dụng biện pháp hoán dụ theo cách này, nhà thơ nhà văn sẽ sử dụng các bộ phận cấu thành nên sự vật, sự việc để chỉ chung toàn bộ sự vật sự việc đó.

Ví dụ như sử dụng các bộ phận cơ thể người như: mặt trái xoan, má bánh đúc, mắt chữ điền, tóc rễ tre… để chỉ chung những người, nhóm người được nhắc đến trong bài. Dùng số ít để chỉ tập thể số nhiều. Dùng thành phần cấu tạo để chỉ tổng thể của sự vật đó.

Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

Đây là cách sử dụng hình ảnh hoán dụ trái ngược so với cách thức lấy bộ phận để gọi toàn thể. Khi đó, nhà văn nhà thơ sẽ sử dụng những hình ảnh, sự vật hiện tượng có tính bao quát phổ biến để chỉ các sự vật, sự việc hiện tượng nhỏ hơn nằm bên trong.

Có 4 phương thức khác nhau của hoán dụ mà người học cần nắm rõ
Có 4 phương thức khác nhau của hoán dụ mà người học cần nắm rõ

Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

Phân loại thứ 3 của biện pháp tu từ hoán dụ là lấy dấu hiệu, đặc điểm nhận dạng và phân biệt của nhóm sự vật, con người hiện tượng này để gọi tên tên cho chính đối tượng đó. 

Các hình ảnh hoán dụ như vậy thường có tính chất dễ hiểu, dễ liên tưởng và gọi mở hơn. Vừa giúp truyền đạt trọn vẹn ý tứ mà không làm mất đi những giá trị nghệ thuật mà nhà văn nhà thơ truyền tải, vừa mang màu sắc văn hóa và tư tưởng riêng, góp phần khai mở những góc nhìn trực quan hơn cho người đọc.

Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Đúng như tên gọi của nó, phép tu từ hoán dụ này chú ý nhấn mạnh và làm nổi bật các đặc điểm, hình ảnh cụ thể, dễ hiểu, dễ hình dung để chỉ cho các hiện tượng, hình ảnh, sự vật mơ hồ trừu tượng không rõ ràng.

Ví dụ như trong câu thơ sau:

Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

                                  (Ca dao)

Các hình ảnh “một cây” là hoán dụ cho sự đơn lẻ, thiếu đoàn kết đối lập với sự đoàn kết, bền vững chung sức của hình ảnh thơ “ba cây”. Từ đó dễ hiểu rằng ông cha ta ngày xưa muốn nhắc nhở chúng ta muốn có thành công thì cần phải có sự đoàn kết một lòng, bởi vì đoàn kết chính là sức mạnh vô giá và vĩnh cửu nhất.

Các bước phân tích hình ảnh hoán dụ trong văn học

Để có thể nhận biết và nắm rõ hơn biện pháp tu từ hoán dụ đồng thời có các mở rộng và liên tưởng đúng đắn chính xác đúng chủ ý muốn hướng đến của nhà thơ, nhà văn, người phân tích cần làm theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Quan sát và chỉ ra được đâu là hình ảnh hoán dụ được sử dụng trong câu thơ câu văn. Đồng thời gọi tên của biện pháp tu từ hoán dụ ấy.
Các bước phân tích hình ảnh hoán dụ trong văn học nghệ thuật
Các bước phân tích hình ảnh hoán dụ trong văn học nghệ thuật
  • Bước 2: Chỉ ra các cụm từ và hình ảnh hoán dụ trong câu. Chú ý phân tích và làm rõ mối quan hệ của từ đó với hình ảnh mà nó hoán dụ cho.
  • Bước 3: Nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật hoán dụ đối với hình ảnh thơ văn trên 2 tiêu chí: gợi hình và gợi cảm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hoán dụ là gì, 4 cách sử dụng phép hoán dụ và các bước phân tích hiệu quả tu từ của hình ảnh hoán dụ trong câu. Chúc các bạn và các em thành công.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *