Để nuôi dưỡng và giáo dục một đứa trẻ trở nên khỏe mạnh, thông minh và giàu lòng nhân ái, nhiều bậc cha mẹ chọn các giáo dục trẻ theo hướng các chỉ số phát triển. Bên cạnh các chỉ số về IQ, chỉ số EQ cũng là một tiêu chí đang được quan tâm rộng rãi. Vậy EQ là gì và làm thế nào để cho trẻ phát triển chỉ số này. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Chỉ số EQ – trí tuệ cảm xúc (Emotional Quotient)
EQ là một thuật ngữ khoa học chỉ trí tuệ cảm xúc của một cá nhân (Emotional Intelligence). Được phát biểu trong luận án tiến sĩ của Wayne Payne như một kết quả của quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng về cảm xúc và sự phát triển của nó và xuất bản năm 1985.
Chỉ số EQ thể hiện khả năng đồng cảm, thấu hiểu, ý thức quản lý mạnh mẽ các cảm xúc và suy nghĩ của bản thân theo một chiều hướng tốt để giảm căng thẳng, giao tiếp phù hợp với người đối diện và đưa ra các quyết định và quan điểm tốt nhất, đặc biệt là với những vấn đề thiết thực trong công việc và cuộc sống.

Tầm quan trọng của chỉ số EQ
Các nhà khoa khoa học và cộng sự trong quá trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng để thành công trong bất cứ một việc gì thì chỉ số IQ – thông số mà nhiều người nghĩ là quan trọng lại chỉ chiếm 20%, trong khi 80% còn lại phần lớn là nhờ có chỉ số EQ. Bên cạnh đó, đây cũng là mức độ đo lường hạnh phúc của một người trong cuộc đời của họ.
Với sự phát triển của trí tuệ cảm xúc EQ, bạn có thể đạt được nhiều lợi ích và thuận tiện hơn trong cuộc sống. Những nhà lãnh đạo thiên tài cũng như các nhà phát biểu lỗi lạc đều có cho mình các chỉ số EQ cao đáng ngưỡng mộ. Như: cựu Tổng THống Mỹ Barack Obama, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres…
Những cách đánh giá chỉ số EQ của trẻ
Để đánh giá mức độ phát triển EQ của trẻ dựa trên góc độ khoa học, trẻ sẽ được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí với mức độ quan trọng ngang nhau:
Khả năng tự nhận thức – Self-awareness
Những đứa trẻ có EQ cao cùng với khả năng tự nhận thức tốt thường tự biết nhận xét cá nhân đồng thời nhận ra các điểm mạnh và điểm yếu của mình. Đồng thời là ảnh hưởng của cá nhân lên người khác.

Khả năng tự điều chỉnh – Self-regulation
Khi biết tự nhìn nhận bản thân, trẻ có EQ cao cũng phát triển thêm khả năng tự điều chỉnh và điều chỉnh những người xung quanh, bao gồm các cảm xúc, suy nghĩ, cử chỉ, hành vi, trách nhiệm để phù hợp và thích ứng với hoàn cảnh cụ thể.
Khả năng tạo động lực – Motivation
Khả năng tạo động lực của một đứa trẻ có thể được đánh giá thông qua cách chúng tự cổ vũ, đặt mục tiêu cho bản thân và những người trong đội nhóm và xung quanh. Trẻ có khả năng trên thường sẽ kiên trì theo đuổi một trò chơi hay khám phá, đồng thời luôn cố gắng để hoàn thiện và làm tốt nhất có thể.
Khả năng thấu hiểu và đồng cảm – Empathy
Sự đồng cảm của một đứa trẻ có thể nhìn nhận dễ dàng. Như cách chúng thương cảm và đau xót, khi thấy động vật bị thương, hay an ủi cổ vũ người thân khi thấy học mệt mỏi. Yếu tố này đặc biệt quan trọng trong sự hình thành các mối quan hệ và nhân cách của trẻ trong hiện tại và tương lai.
Các kỹ năng mềm – Social Skills
Đối với trẻ nhỏ thì những kỹ năng xã hội như giao tiếp và lắng nghe, khả năng sử dụng các ngôn ngữ ký hiệu không lời nói, lãnh đạo và diễn thuyết thường khó để ý. Những đứa trẻ thiếu đi các kỹ năng này không có nghĩa là chúng không có chỉ số EQ. Nên khi quan sát các bé, phụ huynh nên tìm hiểu trên nhiều phương diện khác nhau để có được kết quả đúng nhất.
Làm gì để trẻ phát triển mạnh mẽ chỉ số EQ
Một đứa trẻ khi chào đời bản thân chúng cũng có chứa các gen do cha mẹ di truyền mang chỉ số EQ nhất định. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không thể phát triển cao hơn thông số trí tuệ cảm xúc này trong quá trình hình thành và nuôi dưỡng, giáo dục bé.
- Cổ vũ các bé để tự nói ra trải nghiệm và suy nghĩ của mình. Bố mẹ có thể bắt đầu câu chuyện để kích thích cảm xúc tích cực của trẻ bằng các câu hỏi như: “hôm nay của con thế nào?”, “con nghĩ sao về việc này?”…

- Kiên nhẫn giải thích cho bé hiểu các hành vi nên và không nên làm. Phụ huynh cũng cầu làm gương tốt cho trẻ để chúng noi theo.
- Tạo cho bé môi trường phát triển lành mạnh. Các lớp học về kỹ năng mềm, các buổi trò chuyện và hướng dẫn chính là chìa khóa để phát triển EQ của trẻ.
- Bổ sung các thực phẩm cho trí tuệ và phát triển…
Trên đây là toàn bộ thông tin về EQ và định hướng phát triển cho trẻ. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc và có cho mình các cách phát triển EQ trẻ phù hợp. 365 Topic xin chào các bạn và hẹn gặp lại!