Danh từ là một trong những loại từ cấu tạo chính trong câu cũng như nắm giữ vai trò quan trọng trong hệ thống cú pháp và từ vựng của tiếng Việt. Trong bộ môn Nhập môn Việt Ngữ học bậc đại học, các bạn sẽ được làm quen với khái niệm danh từ là gì , cách phân loại danh từ và theo dau là một số bài tập củng cố cho các bạn nắm chắc kiến thức hơn.
Khái niệm danh từ
Căn cứ vào 3 tiêu chí: Ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và khả năng giữ chức vụ ngữ pháp trong câu, người ta chia từ loại tiếng Việt thành 2 nhóm từ: thực từ và hư từ. Thực từ có vai trò cấu tạo chính và làm rõ ý nghĩa và nội dung của câu, trong khi từ hư chủ yếu giúp bổ trợ cho các từ thực và nắm giữ một số nhiệm vụ khác.

Danh từ thuộc lớp từ thực, là những từ có ý nghĩa khái quát biểu thị sự vật (người, đồ vật, con vật…), hiện tượng, vật liệu, khái niệm…
Danh từ có thể đứng trước các từ “ấy, nọ, đó, kia…” và thường giữ vai trò như chủ ngữ, định ngữ hoặc bổ ngữ trong câu. Ngoài ra, danh từ cũng là một trong 3 thành tố chính quan trọng mà bất cứ ngôn ngữ nào cũng có, bên cạnh tính từ và động từ.
Phân loại danh từ chung
Trong phân môn Nhập môn Việt Ngữ học tại bậc đại học, danh từ được phân thành 2 loại là danh từ chung và danh từ riêng. Trong đó, danh từ chung lại được phân chia thành 3 nhóm căn cứ vào các tiêu chí và kết quả phân loại khác nhau.
Căn cứ vào tính chất tổng hợp trong nội dung và ý nghĩa danh từ
Xét về mặt nội dung và ý nghĩa của danh từ thể hiện ra. Người ta xếp danh từ thành 2 nhóm: danh từ tổng hợp và danh từ không tổng hợp.
- Danh từ tổng hợp là những danh từ có tính chất bao hàm, làm chủ đề cho các danh từ liên quan và ở mắt xích nhỏ hơn. Ví dụ: Hoa quả, bệnh tật, mồ mả, rổ rá, sách vở, rau củ…
- Danh từ không tổng hợp, có thể nói chính là tập hợp con của danh từ tổng hợp, thường cụ thể hóa cho một khái niệm hoặc sự vật, hiện tượng… cụ thể. Ví dụ: nạn nhân, bánh chưng, hoa hồng, xe gắn máy…

Căn cứ vào hình thể của vật
Khái niệm hình thể của vật dựa theo cảm nhận chủ quan của con người là chính. Danh từ chung được phân thành 4 nhóm chính: danh từ vật thể, danh từ chất thể, danh từ tượng thể và danh từ vật thể.
- Danh từ vật thể: Là những từ chỉ người, động vật, thực vật, đồ vật. Ví dụ: ông, bà, cây, cỏ, xe…
- Danh từ chất thể: là những danh từ chỉ các vật xét tại chất thể, đặc tính vật lý của chúng. Ví dụ: thể rắn, thể lỏng, thể khí, thép, bột,…
- Danh từ tượng thể: chỉ các vật thể trừu tượng khó hiểu, các khái niệm chỉ vật tưởng tượng không có thật, gắn với niềm tin hoặc tâm linh con người. Ví dụ: ma quỷ, tiên, thần thánh, bụt, thời gian, kilogam…
- Danh từ đoàn thể: chỉ các tập hợp vật thường là đồng nhất được hình dung thành một khối rời. Ví dụ: đàn, bầy, lũ, bọn, đám, hội, phường, nhóm…
Căn cứ vào khả năng đứng trước bởi một số từ
Nhóm danh từ chung phân theo khả năng kết hợp trực tiếp với số từ phía trước cũng là phần khó hiểu nhất. Người ta chia danh từ chung thành 2 nhóm: danh từ không đếm được và danh từ đếm được.
- Danh từ không đếm được bao gồm 2 nhánh nhỏ hơn: là danh từ tổng hợp (ví dụ: quần áo, hoa quả…) và danh từ chất thể (ví dụ: chó, hoa hồng, bánh chưng…)
- Danh từ đếm được chia thành 2 loại, danh từ đếm được tuyệt đối (ví dụ: kilogam, tạ, tấn, người, ngày, tháng, năm…) và danh từ đếm được không tuyệt đối (ví dụ: bầy, lũ, đám, bó, nắm…)

Cách phân biệt hai nhóm đếm được và không đếm được như sau. Bạn thêm số vào trước danh từ đó, nếu không cần trợ từ thì là danh từ đếm được (ví dụ: ta nói “ 1 bầy, 1 tháng, 1 kilogam…”) còn nếu cần trợ từ thì là danh từ không đếm được (ví dụ: ta có “ 1 con chó, 1 bông hoa hồng, 1 bộ quần áo…)
Phân loại danh từ riêng
Danh từ riêng có thể phân loại hoặc không đều được, chỉ các danh từ làm tên riêng cho người, vật, đô vật… Ví dụ: Nguyễn Thị Hoa, núi Bà Đen, thành phố Hồ Chí Minh, bút Thiên Long…
Bài tập tự luận phân biệt danh từ chung
Cho các danh từ sau và điền vào nhóm danh từ chung thích hợp:
- xe cộ, bệnh viện, kem ốc quế, hoa hướng dương, sách vở, bút thước, giấy tờ, thuốc men, quần áo, giày dép, bút chì, đèn pin (danh từ tổng hợp và không tổng hợp)
- ví, hơi, khí, đám, lũ, tiền bạc, thời gian, bàn, ghế, tấn, ma quỷ, Phật Tổ, Bồ Tát, đàn, bầy, thiên thần, ác quỷ, bố, cô giáo (danh từ vật thể, chất thể, tượng thể, đoàn thể)
- tháng, năm, máy tính, mũ, hộp, tuýp, nhóm, xã, nắm, cây táo, xẻng, bàn ghế, nồi niêu, cân đường, lít nước, năm. (danh từ đếm được và không đếm được)
Trên đây là tổng hợp kiến thức cần biết về danh từ là gì và các nhóm danh từ trong nhập môn Việt Ngữ học. Chúc các bạn học tập vui vẻ.