Cholesterol có vai trò giúp cấu tạo nên các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể người. Tuy nhiên, sở hữu hàm lượng cholesterol cao có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cũng như nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Khái niệm Cholesterol là gì?

Đây là một dạng chất béo có trong tế bào của cơ thể người, giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất hormone, vitamin D hay các chất khác để tiêu hóa thức ăn. Cơ thể tự sản xuất ra cholesterol và chúng ta có thể tìm thấy chất béo này trong các thực phẩm từ động vật như thịt, phô mai, lòng trắng trứng.
Nếu chứa quá nhiều cholesterol trong máu, chúng sẽ kết hợp với các chất khác tạo thành mảng bám vào thành của động mạch, gây nên tình trạng xơ vữa.
Quá trình Lipoprotein được tạo thành từ Cholesterol là gì?
Để di chuyển trong máu, cholesterol cần gắn với protein rồi tạo thành các lipoprotein. Dưới đây là các loại lipoprotein bạn cần biết và lưu ý:
- Lipoprotein tỷ trọng cao – HDL: Đây là loại cholesterol tốt cho sức khỏe vì nó mang cholesterol dư thừa từ các bộ phận khác về lại gan rồi loại bỏ ra khỏi cơ thể
- Lipoprotein tỷ trọng thấp – LDL: Đây là loại cholesterol xấu cho sức khỏe bởi lượng LDL cao dễ gây nên các mảng xơ vữa tích tụ tại động mạch.
- Lipoprotein tỷ trọng cực thấp – VLDL: Đây cũng là một loại cholesterol xấu vì VLDL bản chất cũng là LDL. Nhưng khác biệt là VLDL chủ yếu chứa triglycerides, trong khi LDL chủ yếu chứa cholesterol.
Cách kiểm tra cholesterol là gì?

Bạn nên thường xuyên đi xét nghiệm để kiểm tra lượng cholesterol hiện tại có cao hay không. Để đọc được kết quả xét nghiệm, bạn cần tìm hiểu rõ về các loại cholesterol khác nhau cũng như chỉ số thế nào được coi là bình thường.
Vậy các chỉ số cholesterol là gì?
Xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số cholesterol còn gọi là lipid panel và có thể cung cấp đến bạn thông tin về cholesterol toàn phần, cholesterol HDL, cholesterol LDL và triglycerides.
Chỉ số này được đo theo thang mg/dL. Một người bình thường sẽ có các chỉ số cholesterol như sau:
- Cholesterol toàn phần trong khoảng 125 đến 200mg/dL
- HDL cholesterol từ 40mg/dL trở lên
- LDL cholesterol dưới 100mg/dL
- Triglycerides dưới 150mg/dL
Một lưu ý trước khi xét nghiệm cholesterol là bạn không nên ăn uống gì ngoài uống nước trong khoảng thời gian 9 đến 12 tiếng.
Thời gian để kiểm tra cholesterol là bao lâu?
Thời gian và số lần bạn đi kiểm tra chỉ số này phụ thuộc vào độ tuổi cũng như tiền sử bệnh án gia đình của bạn. Hãy chú ý đến những điều sau đây:
Nếu bạn đang từ 19 tuổi trở xuống
- Kiểm tra lần đầu tiên trong độ tuổi từ 9 đến 11 tuổi
- Kiểm tra định kỳ lại sau mỗi 5 năm
- Trẻ em từ 2 tuổi nên bắt đầu kiểm tra chỉ số này định kỳ nếu gia đình đã có người mắc cholesterol trong máu cao, có bệnh tim mạch hay đột quỵ
Nếu bạn đang từ 20 tuổi trở lên
- Nên đi kiểm tra chỉ số này định kỳ sau mỗi 5 năm
- Nam giới trong độ tuổi từ 45 đến 65 tuổi và nữ giới trong độ tuổi từ 55 đến 65 tuổi trở lên nên kiểm tra sau mỗi 1 đến 2 năm
Nguyên nhân gây cholesterol cao là gì?

Những người béo phì hay lười vận động sẽ thường gặp tình trạng này nhất. Tuy nhiên, dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể làm tăng đáng kể cholesterol trong máu:
- Thói quen ăn uống: Sử dụng nhiều các loại thịt đỏ, chocolate, sữa hay bánh quy nướng sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu vì chúng có chất béo bão hòa.
- Cân nặng: Thừa cân là một trong những yếu tố làm tăng cholesterol trong máu. Bạn nên kiểm soát cân nặng hợp lý để giảm cholesterol xấu.
- Hoạt động thể chất: Lười vận động cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lượng cholesterol trong máu cao. Thói quen hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.
- Hút thuốc lá: Đây là thói quen làm giảm cholesterol tốt và tăng cholesterol xấu khỏi động mạch. Việc này khiến nồng độ HDL bị thấp đi mà nồng độ LDL lại tăng cao.
- Các yếu tố khác: Yếu tố di truyền cũng khiến chỉ số này tăng cao. Một số bệnh như đái tháo đường, bệnh thận, suy giáp,… và thuốc điều trị cũng khiến bạn có thể gặp tình trạng như vậy.
Phương pháp giúp giảm nồng độ cholesterol là gì?
- Sở hữu chế độ ăn khoa học như giảm chất béo bão hòa, bổ sung axit béo omega 3 và tăng cường chất xơ hòa tan.
- Tăng cường vận động thể chất như đi bộ, đạp xe, tập thể thao,…
- Từ bỏ hoàn toàn những thói quen xấu như hút thuốc, uống nhiều bia rượu,…
- Sử dụng những thảo dược uy tín giúp hỗ trợ
Trên đây là toàn bộ thông tin về cholesterol là gì mà chúng tôi muốn tổng hợp đến các bạn. Để kiểm soát các chỉ số luôn ở mức bình thường, bạn cần theo đuổi lối sống lành mạnh và khoa học. Mong rằng bạn đã thu được những kiến thức bổ ích qua bài viết này.